VUSTA góp ý kiến dự thảo chiến lược phát triển KHCN và đổi mới sáng tạo
Chủ trì Hội thảo gồm TSKH Phan Xuân Dũng, Chủ tịch VUSTA; Thứ trưởng Bộ KHCN Bùi Thế Duy. Hội thảo được tổ chức bằng hình thức trực tiếp và trực tuyến tại 62/63 đầu cầu của Liên hiệp Hội các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các đại biểu, nhà khoa học.
Hội thảo góp ý kiến chiến lược phát triển Khoa học Công nghệ và đổi mới sáng tạo giai đoạn 2021 – 2030.
Trình bày kế hoạch dự thảo chiến lược, Thứ trưởng Bộ KHCN Bùi Thế Duy cho biết, chiến lược được xây dựng trên tinh thần đổi mới sáng tạo, lấy doanh nghiệp làm trung tâm. Nghiên cứu khoa học phải xuất phát từ nhu cầu của thị trường. Kết quả nghiên cứu phải đưa vào doanh nghiệp, đem lại giá trị. Muốn làm thế, phải tạo cơ chế để doanh nghiệp có động lực đổi mới công nghệ. Ngoài ra, một trong những mục tiêu của chiến lược lần này là đưa trường đại học thực sự trở thành chủ thể nghiên cứu mạnh.
Theo ông Duy, chiến lược xây dựng sát với chiến lược phát triển kinh tế xã hội, trong đó có đổi mới mô hình tăng trưởng. Thay vì tăng trưởng bằng lao động giá rẻ, phải chuyển sang tăng trưởng kinh tế dựa trên đổi mới sáng tạo. Nội dung chiến lược cũng xây dựng từ việc xác định những xu thế chính của thế giới gồm xu thế toàn cầu hóa, xu thế chuyển đổi số và xu thế về biến đổi khí hậu, các thách thức an ninh phi truyền thống.
Hiện trình độ công nghệ của doanh nghiệp trong nước chưa bắt kịp với doanh nghiệp nước ngoài. Doanh nghiệp phần đông vẫn đang dừng ở công nghệ 2.0, tự động hóa thấp. Chỉ có một số rất ít doanh nghiệp lĩnh vực tài chính ngân hàng, thông tin truyền thông... có thể ứng dụng robot hay AI. Do vậy, chúng ta phải chọn một số lĩnh vực để làm chủ chứ không đủ năng lực để đi đầu trong 10 năm tới ở tất cả các lĩnh vực công nghệ.
Thứ trưởng Bộ KHCN Bùi Thế Duy.
TS Phạm Văn Tân, nguyên Phó Chủ tịch VUSTA cho biết, thực tế có một số mục tiêu của chiến lược giai đoạn 2011-2020 đã không đạt, do vậy khi xây dựng mục tiêu của chiến lược lần này, cần đưa ra các con số có tính khả thi cao. Ngoài ra, nên có phần dự báo các kịch bản không mong muốn có thể xảy ra, tránh được hạn chế đã xảy ra ở giai đoạn trước.
TS Phạm Văn Tân.
TS Lê Xuân Rao, Chủ tịch Liên hiệp các hội Khoa học và Kỹ thuật Hà Nội đề xuất đưa vào chiến lược yêu cầu thành lập hội đồng KHCN quốc gia do Thủ tướng đứng đầu, Chủ tịch UBND các tỉnh, thành là thành viên. "Có như thế thì ý kiến của các nhà khoa học mới được triển khai dễ dàng. Các chính sách của địa phương phải dựa trên nền tảng của khoa học công nghệ" - ông Rao nói.
Đối với việc phát triển các tổ chức KHCN, ông Trần Đức Lai, Chủ tịch Hội Vô tuyến Điện tử Việt Nam đề nghị cân nhắc giải pháp hình thành các đơn vị/nhóm đặc trách KHCN đa ngành. Các nhóm này có mục tiêu ứng dụng một nhiệm vụ nào đó, ví dụ như phát triển đường sắt cao tốc, vệ tinh cỡ nhỏ hay xây dựng đô thị thông minh...
Các đại biểu tại Hội thảo cũng cho rằng, dự thảo theo quyết định của Thủ tướng nên phải đầy đủ hơn vì đây là văn bản rất quan trọng để từ đó triển khai. Do đó cần phải bám sát hơn với dự thảo chiến lược.
Chiến lược nên được Quốc hội thông qua để tính pháp lý cao hơn vì đó là quan điểm, chủ trương của Đảng. Đề án phát triển KHCN, nhất là đầu tư để Quốc hội thông qua.
Mục tiêu đổi mới sáng tạo nên cao hơn. Ngoài ra còn hạ tầng số, hệ sinh thái công nghệ thông tin... phải được cụ thể nội hàm.
Cơ chế tài chính cũng phải tiếp tục đổi mới, nhất là việc sử dụng ngân sách nhà nước, nguồn lực từ các quỹ của doanh nghiệp, giải pháp đầu tư rõ ràng.
Vấn đề dự báo của chiến lược cũng phải được đề cập chi tiết. Hình hài sẽ như thế nào để giải pháp có định lượng, định tính. Kế hoạch cụ thể thực hiện với việc đổi mới mô hình quản lý, tổ chức và triển khai nhiệm vụ KHCN...
Chủ tịch VUSTA Phan Xuân Dũng.
TSKH Phan Xuân Dũng cho biết, các đại biểu tham dự Hội thảo đều đánh giá cao sự chuẩn bị công phu, khoa học, nghiêm túc, toàn diện của Ban soạn thảo chiến lược. Theo đó, về cơ bản thống nhất với phương pháp nghiên cứu, bố cục, nội dung và giải pháp.
Tuy nhiên, bên cạnh sự đồng tình, ủng hộ dự thảo, các đại biểu vẫn còn một số vấn đề băn khoăn như: Mục tiêu lớn, giải pháp lớn nhưng nguồn lực để đảm bảo chưa phù hợp, nhất là từ nguồn Nhà nước. Vì sao chiến lược đã có nhiều, văn bản không thiếu nhưng việc đưa vào cuộc sống còn nhiều khó khăn, phải chăng tính pháp lý chưa đủ? Các đại biểu cũng đã đề cập đến vấn đề chiến lược của Việt Nam mới ban hành về cách mạng công nghiệp 4.0, ứng dụng trí tuệ nhân tạo... Tất cả có mối quan hệ như thế nào?
Kết luận buổi Hội thảo, TSKH Phan Xuân Dũng đánh giá, các bài tham luận, thảo luận của các đại biểu đều có sự chuẩn bị công phu, sâu sắc và VUSTA sẽ tập hợp thành báo cáo để gửi tới Ban soạn thảo, Bộ KHCN.
Mời quý độc giả xem thêm video: Chủ tịch VUSTA Phan Xuân Dũng phát biểu, tiếp thu chỉ đạo của Thủ tướng và bế mạc Hội nghị
Hiểu Lam
VTEC là đơn vị có nhiều năm kinh nghiệm trong việc cung cấp các giải pháp CNTT trong các lĩnh vực giáo dục, chính phủ điện tử và số hóa doanh nghiệp. Để hợp tác triển khai các giải pháp CNTT, mời quý khách liên hệ với chúng tôi: - Email: contact@vtec.com.vn - Hotline: 0989.602.705 Trân trọng được hợp tác cùng Quý đối tác ! |