Lý do Mỹ trang bị trí thông minh nhân tạo cho máy bay E-3
Kế hoạch trang bị hệ thống gây nhiễu trí tuệ nhân tạo (AI), mục đích là để bảo vệ “phương tiện trên không giá trị cao” của quân đội Mỹ, trước mối đe dọa từ các tên lửa mới nhất của Nga và Trung Quốc.
Những tên lửa đối không này sử dụng các phương pháp dẫn đường đa dạng, và có thể chuyển đổi giữa dẫn đường bằng hồng ngoại, radar và dẫn đường thụ động… để tránh bị gây nhiễu từ thiết bị điện tử trên máy bay của Mỹ.
Tuy nhiên, điều đáng chú ý là tên lửa tầm xa được trang bị đầu dò đa chế độ không phải là lựa chọn duy nhất, để tấn công các máy bay cỡ lớn như máy bay tiếp dầu, máy bay cảnh báo sớm và máy bay trinh sát; yếu tố này Liên Xô đã chứng minh điều này từ nhiều thập kỷ trước.
Số “máy bay giá trị cao” vó vai trò rất quan trọng đối với các hoạt động của Không quân Mỹ. Các máy bay trinh sát có thể thu thập thông tin tình báo, tìm mục tiêu và chỉ huy các hoạt động của máy bay ta; được ví là sở chỉ huy trên không.
Nhưng có lẽ quan trọng nhất, những chiếc máy bay này còn là phương tiện để tiếp nhiên liệu cho máy bay chiến đấu và máy bay ném bom từ trên không; cho phép máy bay chiến đấu và máy bay ném bom tấn công các mục tiêu của đối phương, cách xa căn cứ của chúng hàng nghìn km.
Các đối thủ của Mỹ từ thời Chiến tranh Lạnh đều biết tầm quan trọng của những chiếc máy bay giá trị cao này. Vì vậy, khi những chiếc máy bay cỡ lớn này, ngay từ lần đầu tiên được đưa vào phục vụ trong quân đội Mỹ, Liên Xô đã bắt đầu phát triển các chiến thuật tiêu diệt chúng.
Những “máy bay giá trị cao” chính của Không quân Mỹ xuất hiện từ những năm 1960 và 1970 và nhiều máy bay lớn này vẫn còn được sử dụng cho đến ngày nay, bao gồm 36 máy bay cảnh báo sớm trên không E-3, hàng chục máy bay trinh sát RC-135 và hơn 400 máy bay tiếp dầu KC-135.
Máy bay E-3 đặc biệt quan trọng đối với kế hoạch chiến tranh của Mỹ và NATO ở châu Âu. E-3 được cải tiến từ máy bay dân dụng Boeing 707 bốn động cơ, phía trên lưng được trang bị một ăng-ten radar xoay rất lớn, nhằm để phát hiện và theo dõi các máy bay chiến đấu của Liên Xô và hướng dẫn các máy bay chiến đấu của đồng minh đánh chặn chúng.
Máy bay cảnh báo sớm trên không E-3 đã và đang là một “trung tâm quản lý chiến trường” của Mỹ và đồng minh. Các chỉ huy Liên Xô tin rằng, nếu họ có thể tiêu diệt được “trung tâm quản lý” trên không này, họ sẽ đẩy kế hoạch tác chiến của NATO vào hỗn loạn.
Nhận thức được vấn đề như vậy, nên Không quân Mỹ bố trí bảo vệ nghiêm ngặt nhất cho E-3. Lầu Năm Góc bố trí đủ máy bay chiến đấu để bảo vệ an toàn cho “các nền tảng trên không có giá trị cao”. Nói cách khác, các máy bay chiến đấu thiện chiến sẽ “bay che đầu bảo vệ” cho E-3 và các máy bay cỡ lớn có giá trị cao khác, trước máy bay chiến đấu đối phương.
Để hỗ trợ những máy bay cỡ lớn của Mỹ, như những chiếc E-3, phần lớn hoạt động trong chiếc ô phòng không của Quân đội Mỹ (cả mặt đất và trên không), nhưng ở càng xa tiền tuyến càng tốt; trong khi vẫn đủ sức góp phần vào trận chiến.
E-3 đã nhận được rất nhiều sự bảo vệ, nhưng điều này không có nghĩa là những máy bay cảnh báo sớm này là bất khả xâm phạm. Không quân Liên Xô phát triển các chiến thuật, để chọc thủng lưới bảo vệ của máy bay chiến đấu Mỹ, và tung những phát bắn chính xác vào các máy bay cảnh báo sớm cỡ lớn, nhưng có tốc độ chậm.
Cựu sĩ quan tình báo Mỹ Nate Hale nói rằng, ngay từ những năm 1980, Không quân Mỹ đã phát hiện thấy Liên Xô ở phía bên biên giới với Tây Đức, sử dụng một phi đội tiêm kích MiG-25, để chuyên thực hiện các nhiệm vụ đánh chặn.
Hơn một chục chiếc MiG-25 tốc độ cao, mỗi chiếc được trang bị 4 tên lửa R-40 với tầm bắn 90 km, là mối đe dọa nghiêm trọng đối với các máy bay cỡ lớn của quân đội Mỹ. Các máy bay chiến đấu của Không quân Mỹ có thể bắn hạ MiG-25, nhưng cần đảm bảo bắn hạ tất cả số MiG-25, để bảo vệ an toàn cho E-3.
Về mặt chiến thuật, các cuộc tấn công trên không rất nguy hiểm cho phía tấn công. Chỉ có một số phi đội MiG-25 của Không quân Liên Xô vào những năm 1980 bố trí ở Đông Đức, và họ đã sử dụng tất cả số MiG-25 này, nhằm mục đích tiêu diệt “máy bay giá trị cao” của Mỹ.
Nhưng vào thời điểm đó, Không quân Mỹ và NATO chỉ có vài chục máy bay cảnh báo sớm. Liệu có đáng để các chỉ huy Liên Xô “hy sinh” tất cả số máy bay chiến đấu MiG-25 của họ, để làm suy yếu mối đe dọa của phi đội E-3? Nhưng với tầm quan trọng của dàn máy bay E-3, Liên Xô hoàn toàn có lý để làm như vậy.
Trong bối cảnh hiện nay, đừng nghĩ rằng Trung Quốc đã không tính đến việc sử dụng các phương pháp tương tự để bắn hạ dàn máy bay giá trị cao của Mỹ. Bất chấp việc Không quân Mỹ phát triển dự án thiết bị gây nhiễu “Quái vật”, để đánh lừa tên lửa đa chế độ.
Không quân Mỹ cũng nhận thức được các “điểm yếu” của họ, với việc đưa thiết bị gây nhiễu công nghệ cao mới, có thể được coi là một loại “kháng sinh liều cao” để đối phó với “vết thương” này và thiết bị gây nhiễu mang tên “Quái vật”, cũng chỉ là một dự án tạm thời.
Mỹ cũng đang nỗ lực phát triển một phương pháp quản lý không chiến mới, không sử dụng bất kỳ loại máy bay cảnh báo sớm cỡ lớn tốc độ chậm nào; mà các các cảm biến và chức năng chỉ huy hiện tại của E-3, cuối cùng có thể được phân tán và triển khai cho một lực lượng máy bay tàng hình nhanh, nhỏ.
Tuy nhiên số máy bay tiếp dầu trên không thì khó có phương tiện nào nhỏ hơn có thể thay thế; đây vẫn là gót chân Asin của Không quân Mỹ. Đặc biệt là chiến trường Thái Bình Dương có rất ít căn cứ không quân, do vậy Không quân Mỹ phải dựa hoàn toàn vào số máy bay tiếp dầu trên không. Nguồn ảnh: Airplanes.
Cận cảnh máy bay cảnh báo sớm E-3 Sentry của Không quân Mỹ thực hiện nhiệm vụ. Nguồn: USAF.
3 Files
1- MP4 File 51.20 MB 2- MP4 File 51.20 MB 3- MP4 File 51.20 MB
Tiến Minh
VTEC là đơn vị có nhiều năm kinh nghiệm trong việc cung cấp các giải pháp CNTT trong các lĩnh vực giáo dục, chính phủ điện tử và số hóa doanh nghiệp. Để hợp tác triển khai các giải pháp CNTT, mời quý khách liên hệ với chúng tôi: - Email: contact@vtec.com.vn - Hotline: 0989.602.705 Trân trọng được hợp tác cùng Quý đối tác ! |